Khoảng 7h sáng nay, tâm áp thấp nhiệt đới đang ở phía đông bắc khu vực bắc Biển Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6 (39-49km/h), giật cấp 8.
Dự báo trong 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng tây tây bắc với tốc độ khoảng 10- 15km/h và có khả năng mạnh thêm.
Đến 7h ngày mai, áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6-7, giật cấp 8 khi cách đặc khu Hoàng Sa khoảng 780 km về phía đông bắc.
Đến 7h ngày 6/7, áp thấp nhiệt đới đổi hướng đông đông bắc, đi nhanh hơn khoảng 15-20 km/h, mạnh cấp 7, giật tăng hai cấp khi ở vùng biển tây nam đảo Hải Nam (Trung Quốc).

Trong 24 đến 48 giờ tiếp theo, áp thấp nhiệt đới có khả năng đổi hướng di chuyển theo hướng đông đông bắc với tốc độ 15-20km/h và có khả năng mạnh thêm.
Từ 48 đến 72 giờ tiếp theo, áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng bắc đông bắc với tốc độ 15-20km/h.
Cơ quan khí tượng nhận định không loại trừ khả năng áp thấp nhiệt đới này mạnh lên thành bão trong 24 giờ tới. Nếu mạnh lên thành bão thì đây là cơn bão số 2 trên Biển Đông trong năm 2025.
Do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, ở vùng biển phía Đông Bắc khu vực Bắc Biển Đông có mưa dông và gió mạnh cấp 6, có lúc cấp 7, giật cấp 9, sóng biển cao 2-4m.
Tàu thuyền hoạt động trong các vùng nguy hiểm nói trên đều có khả năng chịu tác động củadông, lốc, gió mạnh, sóng lớn.

Cả hai đài khí tượng Nhật Bản và Hong Kong nhận định áp thấp nhiệt đới sẽ mạnh lên thành bão vào ngày mai. Bão có thể đạt cực đại với sức gió 120 km/h, tuy nhiên sẽ không ảnh hưởng đến đất liền Việt Nam.
Do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, vùng biển bắc Biển Đông có mưa giông và gió mạnh cấp 6-7, giật cấp 9, sóng biển cao 2-4 m. Tàu thuyền hoạt động trong vùng biển này có khả năng chịu tác động.
Bộ Nông nghiệp và Môi trường hôm qua đã yêu cầu các tỉnh ven biển Quảng Ninh - An Giang theo dõi diễn biến vùng áp thấp, thông báo cho thuyền trưởng, chủ tàu thuyền biết để chủ động vòng tránh.