Có thể uống rau củ quả và trái cây latte xanh khi bị đường huyết cao không? Trái cây latte xanh thường nói đến một loại đồ uống kết hợp giữa trà xanh (matcha) và các loại trái cây, thường có thêm sữa, tạo nên một thức uống vừa có hương vị độc đáo, vừa mang lại cảm giác đã khát và tươi mát khi thưởng thức vào mùa hè.
Chuyên gia sức khỏe tin rằng, mọi người đều có thể uống latte xanh và việc lựa chọn đúng nguyên liệu để pha chế latte xanh cũng có thể giúp ổn định lượng đường trong máu và huyết áp, giúp cơ thể trở lại trạng thái cân bằng tự nhiên khi uống latte xanh.

Latte xanh ổn định lượng đường trong máu
Trần Nguyệt Khanh, chuyên gia dinh dưỡng người Đài Loan (Trung Quốc) cho biết, yếu tố để quyết định có nên uống nước ép khi lượng đường trong máu cao hay không là “chọn đúng loại trái cây và rau củ, đặc biệt là kiểm soát được liều lượng”.
Tốt nhất là nên ăn nhiều rau củ hơn trái cây, chẳng hạn như nên ăn nhiều các loại giá đỗ, rau lá xanh, bắp cải, bông cải xanh, cần tây, khổ qua (mướp đắng), ớt xanh, hành tây, dưa chuột và cà chua.
Chúng không chỉ có chỉ số đường huyết (chỉ số GI) thấp mà còn giàu chất phytochemical và chất xơ, rất hữu ích trong việc ổn định lượng đường trong máu.
Uống luôn cả bã ép để giữ lại nhiều chất xơ hơn, giúp ổn định đường huyết hiệu quả hơn khi uống latte xanh.
2 loại rau rất hiệu quả trong việc ổn định lượng đường trong máu
Chuyên gia Trần Nguyệt Khanh cho biết, có 2 loại rau đặc biệt hiệu quả trong việc ổn định lượng đường trong máu, đó là khổ qua (hay còn gọi là mướp đắng) và ngưu bàng.
Trong đó, khổ qua được gọi là “insulin thực vật”. Insulin là hormon duy nhất của cơ thể có tác dụng làm hạ đường máu. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, triterpenoid chứa nhiều trong khổ qua có tác dụng hạ đường huyết và chống viêm, đặc biệt là chứa nhiều trong hạt khổ qua.
Riêng ngưu bàng là một nguồn cung cấp inulin tự nhiên dồi dào. Inulin là một loại chất xơ hòa tan có nhiều lợi ích cho sức khỏe, đặc biệt là hệ tiêu hóa. Cứ 100 gram ngưu bàng chứa khoảng 6,7 gram chất xơ và inulin có trong ngưu bàng có thể giúp điều chỉnh lượng đường trong máu và hệ vi khuẩn đường ruột, khiến đây trở thành sản phẩm tuyệt vời cho bệnh nhân tiểu đường.
Chuyên gia Trần Nguyệt Khanh chia sẻ rằng, một số người cho rằng khổ qua hoặc ngưu bàng có vị đắng và mùi quá nồng, nên không thích hợp để pha chế nước ép latte xanh. Trên thực tế, chúng ta có thể thêm táo hoặc thơm (hay còn gọi là dứa) vào sẽ giúp hương vị dịu nhẹ hơn mà không làm mất tác dụng của nước ép latte xanh.
Không nên bỏ bã ép
Đối với các loại nước ép trái cây, mặc dù bã ép trái cây có thể ảnh hưởng đến vị ngon của nó, nhưng để có được nhiều dinh dưỡng và lợi ích cho sức khỏe hơn, chúng ta có thể thử xay bã ép nhuyễn mịn hơn hoặc kết hợp với các thành phần khác để cải thiện hương vị của nước ép trái cây.
Ví dụ, Tạp chí Sức khỏe có gợi ý rằng, chúng ta có thể kết hợp rau củ và trái cây và sử dụng máy xay sinh tố để làm nước ép rau quả, không chỉ có thể hấp thụ chất xơ mà còn cân bằng vị ngọt của trái cây.
Hoặc khi pha chế nước ép chanh dây, kiwi, táo, dứa, lê, ổi, bơ, chanh, việt quất, dâu tằm… chúng ta có thể uống luôn bã ép của chúng tất cả đều rất tốt cho sức khỏe. Uống luôn cả bã ép để giữ lại nhiều chất xơ hơn, giúp làm chậm quá trình hấp thụ đường và ổn định đường huyết hiệu quả hơn khi uống nước ép trái cây.