Theo đó, năm 2025, Trường Đại học Bách khoa tuyển sinh chương trình Tiêu chuẩn (41 ngành/chuyên ngành), chương trình Dạy và học bằng tiếng Anh (27 ngành/chuyên ngành) và các chương trình đào tạo đặc biệt khác. Tổng chỉ tiêu tuyển sinh dự kiến là 5.550.
Trường Đại học Bách khoa áp dụng một phương thức xét tuyển tổng hợp dành cho đa số thí sinh, cùng với phương thức xét tuyển thẳng theo quy chế tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo và quy định của Trường.
- Phương thức xét tuyển thẳng theo quy chế tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo và quy định của Trường từ 1 đến 5% tổng chỉ tiêu.
- Phương thức xét tuyển tổng hợp bao gồm các tiêu chí về học lực, năng lực khác, hoạt động xã hội từ 95 đến 99% tổng chỉ tiêu.

Các đối tượng dự tuyển theo phương thức xét tuyển tổng hợp
1. Thí sinh dự tuyển vào Chương trình Tiêu chuẩn, Chương trình Dạy và học bằng Tiếng Anh, Chương trình Tiên tiến, Chương trình Định hướng Nhật Bản, Chương trình Tài năng, Chương trình Kỹ sư Chất lượng cao Việt - Pháp, Chương trình Chuyển tiếp Quốc tế (Nhật Bản):
- Đối tượng 1: Thí sinh CÓ kết quả thi Đánh giá Năng lực ĐHQG-HCM năm 2025;
- Đối tượng 2: Thí sinh KHÔNG có kết quả thi Đánh giá Năng lực ĐHQG-HCM năm 2025;
- Đối tượng 3: Thí sinh tốt nghiệp chương trình THPT nước ngoài;
- Đối tượng 4: Thí sinh tốt nghiệp chương trình THPT Việt Nam, dùng Chứng chỉ tuyển sinh Quốc tế (SAT I, ACT, IB, A-Level...);
Trường hợp thí sinh sử dụng các chứng chỉ quốc tế không nằm trong danh sách nêu trên, Hội đồng tuyển sinh sẽ xem xét và đánh giá cụ thể theo từng trường hợp.
2. Thí sinh dự tuyển Chương trình Chuyển tiếp Quốc tế Úc/ Mỹ/ New Zealand:
- Đối tượng 5: Thí sinh dự tính du học nước ngoài theo Chương trình Chuyển tiếp Quốc tế của Trường;
3. Thí sinh dự tuyển Chương trình Liên kết Cử nhân Kỹ thuật Quốc tế giữa Trường Đại học Bách khoa – ĐHQG-HCM và Đại học Công nghệ Sydney UTS, Úc (TNE).
- Đối tượng 6: Thí sinh tốt nghiệp chương trình THPT Việt Nam có điểm trung bình cả năm lớp 12 đạt từ 8.0 trở lên;
- Đối tượng 7: Thí sinh tốt nghiệp chương trình THPT nước ngoài;
- Đối tượng 8: Thí sinh sử dụng Chứng chỉ tuyển sinh Quốc tế (SAT I).
Chuẩn tiếng Anh đầu vào
Một số chương trình của trường Đại học Bách khoa yêu cầu thí sinh có trình độ tiếng Anh tối thiểu:
Với chương trình Dạy và học bằng tiếng Anh, chương trình Tiên tiến, chương trình Chuyển tiếp Quốc tế sang Úc, Mỹ, New Zealand: IELTS ≥ 6.0/ TOEFL iBT ≥ 79/ TOEIC Nghe - Đọc ≥ 730 & Nói - Viết ≥ 280
Trường hợp đạt IELTS 5.5, TOEFL iBT 60, TOEIC 04 kỹ năng (nghe-đọc 590 và nói-viết 230), Duolingo 95, Linguaskill và FCE 167, PTE 42, CAE 180: Được xét tạm trúng tuyển chương trình quốc tế và phải hoàn thành yêu cầu bổ sung chuẩn tiếng Anh trong vòng 01 học kỳ.
Nhà trường chỉ chấp nhận các chứng chỉ tiếng Anh quốc tế học thuật (Academic) còn hiệu lực.
Với chương trình Liên kết Cử nhân Kỹ thuật Quốc tế giữa Trường Đại học Bách khoa – ĐHQG-HCM và Đại học Công nghệ Sydney UTS, Úc (TNE): IELTS ≥ 6.5 (kỹ năng viết ≥ 6.0)/ TOEFL iBT ≥ 79 (kỹ năng viết ≥ 21)/ PTE ≥ 58 (kỹ năng viết ≥ 50)/ Cambridge C1A/C2P ≥ 176 (kỹ năng viết ≥ 169)/ UTS College AE5: Đạt
Trường Đại học Bách khoa lưu ý, ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào của phương thức Xét tuyển tổng hợp là 50 điểm trên thang điểm 100. Nếu thí sinh có nhiều hơn một đối tượng thì lấy đối tượng có điểm xét tuyển cao nhất.
Trường hợp thí sinh có Chứng chỉ IELTS Academic ≥ 5.0/ TOEFL iBT ≥ 46/ TOEIC Nghe - Đọc ≥ 460 và Nói - Viết ≥ 200 sẽ được quy đổi sang điểm môn tiếng Anh trong kết quả thi tốt nghiệp THPT và điểm học THPT đối với các tổ hợp xét tuyển có dùng môn tiếng Anh.