Các nhà nghiên cứu từ khoa y học gia đình tại Bệnh viện Đại học Quốc gia Seoul đã nghiên cứu mức độ mà một chế độ ăn uống cân bằng có thể làm giảm số lần đến bệnh viện và chi phí y tế liên quan.
Họ đã xem xét chi tiêu y tế hàng năm của đối tượng nghiên cứu, kiểm soát các yếu tố có khả năng gây biến dạng như giới tính, thu nhập và bệnh mãn tính.
Thói quen ăn uống của mỗi người tham gia được đánh giá trên thang điểm từ 0 đến 100, với điểm số cao hơn thể hiện chế độ ăn uống cân bằng dinh dưỡng hơn. Sau đó, những người tham gia nghiên cứu được chia thành bốn nhóm dựa trên điểm số của mình.

Những người tham gia đạt điểm cao hơn nhờ ăn nhiều thịt trắng hơn thịt đỏ, tiêu thụ gạo lứt giàu dinh dưỡng thay vì gạo trắng và ăn đủ rau củ quả. Việc giảm lượng natri, rượu bia và nước ngọt có ga cũng mang lại điểm số cao hơn.
Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng, nhóm có chế độ ăn uống lành mạnh nhất chi trung bình ít hơn khoảng 8,6% cho tổng chi phí y tế so với nhóm có thói quen ăn uống kém lành mạnh nhất, ít hơn 12,1% cho chăm sóc ngoại trú và ít hơn 8% cho chăm sóc nội trú.
Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, sự khác biệt về chế độ ăn uống có xu hướng ảnh hưởng lớn hơn đến chi tiêu y tế ở những người trẻ tuổi.
Trong phân tích này, các nhà nghiên cứu chia đối tượng nghiên cứu thành hai nhóm dựa trên độ tuổi trung bình là 57.
Những người trẻ ăn uống lành mạnh tốn ít tiền đi viện ít hơn 11,5% so với những người không ăn uống lành mạnh.
Theo các nhà nghiên cứu, nhóm người lớn tuổi có mối tương quan yếu hơn giữa chế độ ăn uống và chi phí y tế do những ảnh hưởng tích lũy của tình trạng mất cân bằng dinh dưỡng trong suốt cuộc đời, cùng với các yếu tố sức khỏe khác thường thấy ở nhóm tuổi đó.