Tại Hội nghị Đối thoại Doanh nghiệp - Chính quyền Thành phố lần thứ 259 vừa qua, ông Nguyễn Đức Lệnh, Phó giám đốc Ngân hàng nhà nước chi nhánh Khu vực 2 cho biết; năm 2025, mục tiêu chung của Chính phủ là tăng trưởng từ 8% trở lên. Riêng thành phố Hồ Chí Minh được giao 8,5% GRDP. Đây là một chỉ số tăng trưởng cao. Thành phố Hồ Chí Minh đã đang tập trung rất nhiều nhóm giải pháp để thực hiện đạt mục tiêu tăng trưởng này, trong đó có nhóm giải pháp ở lĩnh vực tài chính, tiền tệ và ngân hàng.

Cụ thể, nhóm giải pháp đầu tiên là, thành phố sẽ tiếp tục ưu tiên số một cho thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp nhất là các nhóm ngành lĩnh vực động lực tăng trưởng kinh tế như: xuất khẩu, đầu tư và tiêu dùng. Cùng với ba động lực tăng trưởng truyền thống này, thành phố cũng đồng thời có những ưu đãi đáp ứng nhu cầu cho các động lực tăng trưởng mới như: tín dụng xanh, chuyển đổi số và kinh tế tuần hoàn. Và giải pháp cụ thể cho mục tiêu này chính là làm tốt các dự án đầu tư công trong ngắn hạn. Có thể thấy gần đây nhất là các dự án cơ sở hạ tầng, giao thông, sân bay, bến cảng… đang được triển khai. Thông qua việc triển khai các dự án này, không chỉ khơi thông nguồn vốn đầu tư công mà còn kích thích các nhóm ngành lĩnh vực liên quan…

Nhóm giải pháp thứ hai đó là nhóm giải pháp hỗ trợ cho doanh nghiệp. Ở góc độ ngành ngân hàng, đã và đang tập xây dựng nhiều cơ chế chính sách về tiền tệ tín dụng tập trung vào hỗ trợ doanh nghiệp.

+ Thứ nhất, đó là ngân hàng trung ương định hướng hướng điều hành mở rộng tăng trưởng ứng dụng với chỉ số là tăng trưởng ứng dụng định hướng 16%, cao hơn các năm trước đây. Để thực hiện chỉ tiêu này, ngân hàng trung ương sử dụng hàng loạt các cái biện pháp khác như là, giữ ổn định lãi suất và giảm lãi suất. Việc giảm lãi suất không chỉ là hỗ trợ chi phí cho doanh nghiệp, giảm giá thành để tăng trưởng phát triển mà còn kích thích doanh nghiệp và người dân mở rộng đầu tư, phát triển sản xuất kinh doanh. Thời gian qua, chính sách này đã và đang phát huy hiệu quả. Báo cáo quý I/2025, doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đã kết thúc một quý tăng trưởng ứng dụng là 1,39%, cao hơn cùng kỳ năm trước.
+ Thứ hai là, Ngân hàng Trung ương thực hiện nhiều gói tín dụng ưu đãi. Trong đó có gói tín dụng cho vay lãi suất thấp lĩnh vực lâm sản. Các hộ gia đình, doanh nghiệp nuôi trồng, chế biến, xuất khẩu thủy sản đều được tiếp cận, hỗ trợ rất tốt cho hoạt động xuất khẩu.
+ Thứ ba là, Ngân hàng Trung ương áp dụng chính sách tín dụng cho vay ngắn hạn bằng tiền đồng đối với doanh nghiệp nhỏ vừa xuất khẩu lĩnh vực nông nghiệp nông thôn, công nghiệp hỗ trợ và doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao với cái lãi suất cho vay hạn bằng tiền đồng không quá 4% trên năm.
Nhóm giải pháp thứ ba nữa là, Ngân hàng Trung ương thực hiện các gói tín dụng cho vay mua nhà ở xã hội, đặc biệt là đối với đối tượng đi vay là lao động trẻ. Dù là nguồn vốn vay hỗ trợ trong lĩnh vực bất động sản nhưng cũng thể hiện quan điểm hỗ trợ các thị trường hàng hóa bổ trợ cho lĩnh vực xuất khẩu.
Cuối cùng thì Ngành Ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh cũng thực hiện chương trình kết nối ngân hàng doanh nghiệp với việc gắn với việc giải ngân gói tín dụng hơn 500.000 tỷ ưu đãi về vốn, về lãi suất, về hạn mức tín dụng và hàng loạt các ưu đãi kèm theo. Hiện nay, đã giải ngân hơn 20.000 tỷ. Dù chỉ mới có 3 tháng đầu năm, nhưng tiến độ giải ngân đã đạt trên 45%, cho hơn 43.000 khách hàng. Tất cả các doanh nghiệp hoàn toàn tiếp cận được gói tín dụng ưu đãi này, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho doanh phát triển sản xuất kinh doanh.
Với tất cả các cơ chế chính sách đó của Ngân hàng Trung ương đã và đang tạo một hiệu ứng thuận lợi nhất cho doanh nghiệp để mở rộng phát triển sản xuất kinh doanh.